Enter your keyword

Mộc mông hoa: Vị thuốc chữa các bệnh về mắt

Mộc mông hoa: Vị thuốc chữa các bệnh về mắt

Mộc mông hoa: Vị thuốc chữa các bệnh về mắt

Mộc mông hoa: Vị thuốc chữa các bệnh về mắt
Rate this post

Mộc mông hoa được biết là loài thảo dược thường có trong y học cổ truyền Trung Quốc và Hàn Quốc để điều trị chứng viêm, bệnh mạch máu, đau đầu và đột quỵ, cũng như tăng cường chức năng gan. Trong bài này, Darpharma xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Mộc Mông Hoa.

Mật Mông Hoa: Buddleja officinalis Maxim

Giới thiệu về Mật Mông Hoa

Mô tả

Mật mộc hoa có tên khoa học là Buddleja officinalis Maxim., thuộc họ Bọ chó – Buddleiaceae.

Nụ hoa của Mật mông hoa được sử dụng như một bài thuốc dân gian trong y học cổ truyền phương Đông. B. officinalis là một loại cây bụi có hoa trong họ Scrophulariaceae được phân bố rộng rãi ở Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Nó được sử dụng ở Trung Quốc và Hàn Quốc để điều trị chứng viêm, bệnh mạch máu, viêm kết mạc, đau đầu và đột quỵ, cũng như tăng cường chức năng gan.

Đặc điểm thực vật 

Mật mộc hoa là loại cây nhỏ, có nhánh non phủ lông đơn, sít nhau. Lá xoan hay thuôn – ngọn giáo, dài 5-15cm; hoa mọc thành chùm ở đầu cành. Quả nang hoá sừng, thuôn bầu dục, hai lần dài hơn đài.

Cây mọc rải rác trong rừng, ở những vùng đá vôi, có nguồn gốc ở phía Bắc Trung Quốc, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Myanmar, Tây Tạng, Việt Nam. 

Tại Việt Nam, Mật mông hoa có thể bắt gặp ở các tỉnh thành phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn.

Mật mông hoa sử dụng Hoa, rễ , lá của cây để sử dụng làm dược liệu – Flos, Radix et Folium Buddleiae Officinalis, thường gọi là Mật mông hoa.

Thành phần hóa học

Hoa mật mông hoa chứa:

  • Triterpen : olean – 13 (18) – en – 3 – on; ô – amyrin, euph – 8 , 24 – dien – 3 – yl acetat (butyrospermyl acetat, ; a – spinasterol; glatitol; acid vanilic.
  • Flavonoid: acacetin; apigenin; luteolin; neobudoíìcid; linarin (acaciin), luteolin – 7 – 0 – rutinosid; luteolin – 7 – 0 – glucosid và cosmosiin.

Nụ hoa chứa:

  • Phenylpropanoid glycosid: verbascosid; cistanosid; ß – hydroxyacteosid; poliumosid; echinacosid; martynosid.
  • Flavonoid glycosid: linarin; apigenin – 7 – rutinosid.
Thành phần hóa học của Mật mông hoa

Công dụng

Mật mông hoa có vị ngọt, tính mát.

Hoa của cây có tác dụng thanh can minh mục, khử ế, khư phong, lương huyết. Bên cạnh đó, lá mật mông hoa có tác dụng khư hủ sinh cơ và rễ giúp thanh nhiệt giải độc, trừ thấp lợi đảm.

Hoa của cây thường dùng chữa thong manh, mắt đỏ đau, chảy nhiều nước mắt. Là loại thuốc nhãn khoa, có tác dụng làm sáng mắt tiêu viêm, mát dịu, chữa các chứng nhìn kém, quáng gà, trẻ con cam ám mục bởi dinh dương kém cũng có công hiệu.

Lá non, cành và vỏ rễ của cây này đều làm thuốc trừ phong thấp và làm thuốc đòn. Lá còn dùng ngoài giã đắp trị sưng lở.

Đau mắt đỏ, sợ chói, chảy nước mắt: Mật mông hoa, Cúc hoa và hạt Mào gà mỗi vị 12g, Hoàng đàng 8g, sắc uống.

Đau mắt đỏ do thời khí ôn nhiệt, nhiều người cùng mắc, mắt ngứa, nhức đầu hoặc có sốt: Dùng Mật mông hoa, Bạc hà, Kinh giới, hạt Muồng sao, Huyền sâm, Dành dành, vỏ Núc nác, Ngưu tất, Mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.

Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2021). Mật mông hoa, trang 72-73, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2023.
  2. Tác giả Ji Yun Jung và cộng sự, ngày đăng báo năm 2017. Activation of AMPK by Buddleja officinalis Maxim. Flower Extract Contributes to Protecting Hepatocytes from Oxidative Stress, pmc.  Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2023.