Cây Bứa: Bài thuốc trị bỏng và bệnh chàm da hiệu quả
Cây Bứa từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc cổ truyền để điều trị bỏng, viêm nhiễm và chống ung thư…. Trong bài viết này, Darpharma xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về loại thực vật này.
Cây Bứa là thực vật gì ?
Cây Bứa hay còn gọi là Bứa lá tròn dài, có tên khoa học là Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth., thuộc họ Măng cụt – Clusiaceae.
Đây là một loại cây nhỏ chứa nhiều loại phân tử hoạt tính sinh học, bao gồm bioflavonoid, xanthones và benzophenone, có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm và chống vi khuẩn mạnh.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây gỗ thường xanh cao 6-7m. Hoa lưỡng tính có lá đài và cánh hoa như ở hoa đực, màu hơi vàng hoặc trắng. Quả mọng mang đài tồn tại; vỏ quả dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6-10 hạt. Cây ra hoa vào khoảng tháng 3 và tháng 4, đến tháng 6, tháng 7 sẽ có quả.
Bứa phân bố ở các vùng nhiệt đới của Trung Quốc, chủ yếu ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam.
Tại Việt Nam, cây được trồng ở các khu vực miền Bắc và miền Trung như Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Công dụng – Cách dùng của Cây Bứa
Tác dụng của Cây Bứa
Vỏ Bứa có tính mát và hơi đắng, hơi độc với tác dụng săn dạ, tiêu viêm, hạ nhiệt và làm lành vết thương; thường dùng trị: Loét dạ dày, loét tá tràng. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá. Viêm miệng, bệnh cặn răng. Ho ra máu.
Lá có vị chua thường được dùng thái nhỏ nấu canh chua
Hạt có áo hạt chua, ăn được, cũng dùng nấu canh chua.
Một số bài thuốc từ Cây Bứa
Bài thuốc chữa viêm dạ dày ruột, tiêu hóa kém
Sắc nước với vỏ cây Bứa rồi cô đặc lấy khoảng 50%, mỗi ngày dùng 30ml.
Bài thuốc trị bỏng
Dùng nhựa cây pha với dầu thành dạng cao lỏng rồi bôi mỗi ngày 1-2 lần.
Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2021). Bứa, trang 267-268, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.